Digital Marketing - 5 xu hướng mới nhất năm 2021

Digital Marketing đã có sự chuyển biến đột phá theo sự phát triển không ngừng của công nghệ số. Để tiếp cận với lượng lớn khách hàng và lan tỏa giá trị đến công chúng nhanh chóng thì doanh nghiệp không thể bỏ qua Digital Marketing. Hãy cùng Colormedia khám phá những điều mới mẻ về Digital Marketing cùng những xu hướng mới trong năm 2021 nhé!

Digital Marketing với sự thay đổi trong hành vi khách hàng

Digital marketing không chỉ giới hạn trong các kênh truyền thông mạng xã hội mà hơn thế, nó còn bao gồm website, email marketing, mobile marketing,...

Việc sử dụng mạng xã hội đã tăng lên đáng kể ở mọi thế hệ trong những năm gần đây. Các thương hiệu hiện có khả năng tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu hơn, bao gồm cả những thế hệ trẻ hơn mà họ có thể chưa tiếp thị trước đó và những thế hệ trước có nhiều khả năng chi trả hơn cho các mua sắm, tiêu dùng.

Những điểm mới lạ trong hành vi, thói quen mua sắm của các thế hệ hiện nay đã thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào các kênh Digital Marketing. 

Các thương hiệu có thể tận dụng phương tiện truyền thông xã hội để khai thác nhân khẩu học của khách hàng, phân tích về hành vi của họ trên các kênh này. 

digital-marketing

Digital Marketing ngày càng trở nên quan trọng

Sự nổi lên của mạng xã hội là một thời điểm quan trọng đối với nhiều thương hiệu. Giờ đây, các marketer có thể xác định đối tượng mục tiêu và định lượng mức độ thành công của họ trong việc tiếp cận những người tiêu dùng này. 

Mặc dù nuôi dưỡng Thế hệ Z là điều quan trọng để thành công trên các kênh xã hội, nhưng việc thu hút những người chi tiêu hàng đầu hiện nay cũng quan trọng không kém. Baby Boomers và Gen X hiếm khi được coi là nhóm công chúng mục tiêu hàng đầu trên mạng xã hội. Tuy nhiên, các thương hiệu có thể đang bỏ lỡ cơ hội mạnh mẽ để tiếp cận người tiêu dùng có nhu cầu chuyển đổi thành hành vi mua hàng khi triển khai kế hoạch digital marketing.

Hành vi mua hàng của người tiêu dùng đang dần thay đổi do quá trình số hóa. Trước đây, các thương hiệu đã tạo ra nội dung dành riêng cho đối tượng mục tiêu của họ. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngày nay, doanh nghiệp có nhiều “điểm chạm” hơn với khách hàng qua nhiều kênh truyền thông khác nhau. Mỗi điểm chạm doanh nghiệp sẽ có cách truyền tải nội dung riêng để phù hợp với hành trình mua của khách hàng

Thương hiệu cần làm gì để tiếp cận khách hàng trên các kênh Digital Marketing? 

Các thương hiệu nên phát triển chiến lược đa kênh để tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu trên các điểm tiếp xúc trên nền tảng Digital marketing. Mỗi thế hệ có thể ở một thời điểm khác nhau trong hành trình của người mua và tùy thuộc vào ngành của bạn, bạn có thể cần phải đánh giá cách thức marketing cho từng nhóm nhân khẩu học. 

Ví dụ, đối với nhóm khách hàng thuộc Gen Z, họ dành nhiều thời gian trên các trang mạng xã hội như Tik Tok, Facebook, Instagram. Do đó, để tiếp cận với họ dễ dàng và nhanh chóng hơn, doanh nghiệp cần có độ phủ đủ lớn trên các kênh này. Sự xuất hiện với tần suất lớn, lặp đi lặp lại sẽ khiến khách hàng ghi sâu vào nhận thức về hình ảnh thương hiệu. Trái lại, nếu doanh nghiệp  bạn kinh doanh những sản phẩm dành cho thế hệ Baby Boomers hoặc Gen X thì hành trình mua hàng của họ lại có những điểm khác biệt so với gen Z. Cụ thể hơn, giả sử bạn muốn giới thiệu một sản phẩm chức năng dành cho người cao tuổi, kênh tiếp cận phù hợp lúc này thiên về kênh truyền hình hoặc báo chí, youtube,...

da-kenh-digital-marketing

Các thương hiệu nên phát triển chiến lược đa kênh

Ngoài ra, các thương hiệu trong mọi lĩnh vực cần có sự nhanh nhạy để đón đầu xu hướng, đem đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm mới trên các nền tảng số. 

Nghiên cứu cho thấy đại dịch đã làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng theo nhiều cách, tạo ra những thách thức đồng thời cũng là cơ hội mới cho các thương hiệu. Để nắm bắt thời điểm chưa từng có này trong không gian tiếp thị kỹ thuật số, các thương hiệu nên khai thác tối ưu dữ liệu người dùng được thu thập và phân tích qua hành vi của họ trên các nền tảng số. 

Nếu các kênh như Instagram thể hiện rằng nhân khẩu học của người tiêu dùng đang có sự thay đổi, các thương hiệu nên mở rộng nhắm mục tiêu để khai thác thêm lượng công chúng mục tiêu và cung cấp những giá trị mới cho họ. 

Các doanh nghiệp nên sử dụng dữ liệu của họ để hiểu sở thích của từng nhóm đối tượng mục tiêu, những vấn đề họ thường quan tâm đến khi truy cập những kênh Digital là gì để đưa ra chiến lược phù hợp.

Các xu hướng Digital Marketing nổi bật trong năm 2021

1. Video marketing

Video Marketing là một trong những xu hướng Marketing phổ biến nhất nhất hiện nay và có thể trong nhiều năm tới. Những con số dưới đây sẽ cho bạn thấy tầm quan trọng của việc kết hợp video vào chiến lược Digital marketing của doanh nghiệp bạn vào năm 2021:

  • 70% người tiêu dùng nói rằng họ đã chia sẻ video của thương hiệu
  • 72% doanh nghiệp nói rằng video đã giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi của họ
  • 52% người tiêu dùng nói rằng việc xem video sản phẩm giúp họ tự tin hơn trong các quyết định mua hàng trực tuyến

Nếu như bạn chỉ nghĩ đến Youtube ngay khi nhắc đến thuật ngữ Video Marketing thì có lẽ đó là một sự thiếu sót lớn. Có rất nhiều cách để thúc đẩy mức độ tương tác cao hơn với Video marketing của bạn. Bạn có thể đăng video hoặc bắt đầu phát trực tiếp trên Facebook, Instagram hoặc LinkedIn,...và vô vàn những nền tảng mạng xã hội khác nữa. 

video-marketing

Video marketing dần trở thành xu hướng dẫn đầu trong Digital Marketing

Một trong những vấn đề mà các nhà làm marketing phải đối mặt trong những năm gần đây là sự chuyển dịch ngày càng tăng sang các thiết bị di động của người tiêu dùng. Các trang bán hàng dạng dài và email của những năm trước đó đang dần trở nên “lỗi thời” vì đơn giản là chúng quá khó đọc trên màn hình di động nhỏ. Tuy nhiên, video có thể hiển thị cùng một thông tin ở mọi định dạng trên mọi thiết bị sử dụng. 

Nếu trang web của bạn bao gồm video thì khả năng thúc đẩy kết quả tìm kiếm không phải trả tiền cao hơn 50 lần với văn bản. Tại sao lại có sự chênh lệch lớn như vậy? Bởi xu hướng hiện nay người xem thích những nội dung dưới dạng video do chúng thu hút và thú vị hơn. Vì vậy, Google sẽ đẩy các trang chứa video lên cao hơn trong bảng xếp hạng.

Một trong những điều tuyệt vời về video marketing là nó giúp bạn dễ dàng định dạng lại nội dung của mình. Hãy tưởng tượng rằng bạn đã quay một video cho kênh YouTube của mình. Thay vì chỉ xuất bản nó trên YouTube, bạn cũng có thể biến tấu chúng thành một bản ghi âm blog hay dưới dạng podcast. Cùng một nội dung, một kho lưu trữ các cảnh quay, bạn có thể chọn lọc những khung hình nổi bật nhất để cắt ghép, điều chỉnh thành một video quảng cáo ngắn dạng 30s cho Facebook, Instagram,...

Không chỉ vậy, sử dụng hình thu nhỏ video trong các chiến dịch email marketing và từ “video” trong các dòng tiêu đề để tăng tỷ lệ mở lên 19%.

Việc chuyển đổi linh hoạt của định dạng video giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả chiến dịch khi vừa kết hợp triển khai đa kênh vừa giúp tiết kiệm chi phí khi không cần xây dựng nội dung khác nhau cho từng kênh.

2. Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng

Nếu bạn muốn doanh nghiệp của mình trở nên nổi bật vào năm 2021, bạn cần phải chú trọng hơn vào cá nhân hóa trải nghiệm người dùng.

  • 63% người tiêu dùng rất khó chịu với những lời quảng cáo chung chung
  • 80% nói rằng họ sẽ yêu thích một thương hiệu hơn nếu doanh nghiệp đó cung cấp trải nghiệm được cá nhân hóa
  • 90% khẳng định rằng họ thấy hoạt động cá nhân hóa hấp dẫn

Những con số này đã cho thấy rằng, người tiêu dùng ngày nay có tính “cá nhân hóa” hơn trong hành vi mua sắm của mình. Họ muốn được thể hiện “cái tôi” nhiều hơn khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu nào đó

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng các email được cá nhân hóa, được kích hoạt dựa trên hành vi của khách hàng tốt hơn gấp 3 lần so với email hàng loạt”.

Nếu bạn đang tò mò về sức mạnh của cá nhân hóa, khó có thể bỏ qua Netflix và Amazon, với các sản phẩm hoặc tựa phim được đề xuất phù hợp với cá nhân của từng khách hàng. 

Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao Facebook lại xuất hiện những bài viết về một sản phẩm/ dịch vụ mà bạn thậm chí mới chỉ nghĩ đến trong đầu? Hay bạn vừa xem xong một video, một sản phẩm trên kênh nào đó thì ngay sau đó sẽ có một loạt các nội dung tương tự liên quan đến cái bạn mới xem hiển thị lên. 

Điều này là do sự phát triển Digital Marketing đã giúp cho doanh nghiệp “lần” theo dấu chân của người tiêu trên mọi mặt trận mà họ ghé qua. Với lượng data khổng lồ doanh nghiệp thu thập được từ khách hàng và phân tích để đem đến cho khách hàng trải nghiệm thú vị nhất. Khi đó, khách hàng vô hình chung sẽ có cảm giác như mình trở nên gần gũi với thương hiệu hơn do sự thấu hiểu về nhu cầu của thương hiệu dành cho họ.

Một trong những chiến dịch thành công vang dội khi nói về cá nhân hóa trải nghiệm người dùng phải kể đến chiến dịch “In tên lên lon” của Coca Cola. 

chien-luoc-cocacola

Chiến dịch bùng nổ của Coca Cola

Chiến dịch này đã khiến người tiêu dùng trên toàn thế giới vô cùng hào hứng bởi họ được cầm trên tay lon nước có ghi tên chính mình. Họ hào hứng khi khoe chúng với bạn bè hay dành tặng cho người thân, bạn bè.

Từ chiến dịch đỉnh cao này của Coca Cola, về sau đã có không ít các thương hiệu lớn nhỏ cũng “học hỏi” theo như in tên người dùng lên bình đựng nước, lên quần áo, túi xách,...

3. Tiếp cận với khách hàng qua Stories trên các trang mạng xã hội

Đến giờ có lẽ không ai là không biết đến công cụ giúp người dùng chia sẻ những câu chuyện hàng ngày trên các trang mạng xã hội, gọi là Stories. 

Các bạn trẻ ngày nay thường xuyên chia sẻ các bài viết, video, hình ảnh trên mục Stories của Facebook, Instagram của mình và từ đó, những người quen biết họ dễ dàng tương tác với họ hơn.

Các thương hiệu hoàn toàn có thể làm vậy để tương tác với khách hàng nhiều hơn trong thời buổi công nghệ số hiện nay.

Thay vì một bài viết “dài dằng dặc” trên Fanpage, Website, Stories trên các kênh truyền thông mạng xã hội này sẽ tạo cho người tiêu dùng cảm giác họ đang trò chuyện và trở nên thân thiết hơn với thương hiệu. 

Một điều khá đặc biệt của Stories đó là khách hàng có thể chẳng bao giờ bỗng dưng truy cập vào Fanpage của bạn để đọc một bài viết nhưng sự hiển thị của Stories lại dễ dàng “đập” vào mắt họ khiến họ ngẫu nhiên lướt đến và trở nên hứng thú hơn. 

4. Chatbots

Chatbots sẽ tiếp tục là một phần quan trọng của Digital Marketing vào năm 2021. Công nghệ dựa trên AI này sử dụng tin nhắn tự động để trò chuyện với khách hàng trong thời gian thực và có thể giải đáp khách hàng 24/7 

Khảo sát cho thấy:

  • Chatbots sẽ cung cấp 85% dịch vụ khách hàng vào năm 2020
  • Lợi ích hàng đầu của chatbots là dịch vụ 24 giờ (64%), trả lời tức thì cho các câu hỏi (55%) và câu trả lời cho các câu hỏi đơn giản (55%)

Nhiều khách hàng thích tương tác với chatbot vì chúng phản hồi 24/7, đưa ra câu trả lời nhanh chóng, nhớ lại chính xác toàn bộ lịch sử mua hàng của bạn và không bao giờ mất kiên nhẫn.

Các trợ lý ảo này cung cấp dịch vụ khách hàng vượt trội bằng cách đáp ứng kỳ vọng của khách hàng và tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại. Nó sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp khi phải đầu tư cho một lượng nhân sự lớn túc trực và giải đáp khách hàng trong vòng 24 giờ/ ngày.

chatbot

Chatbots hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tương tác với khách hàng

Giờ đây, sự tiến bộ công nghệ đã khiến nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức này để tương tác với khách hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không nên phụ thuộc 100% vào công nghệ Chatbot này trong mọi trường hợp kết nối với khách hàng. 

Hãy linh hoạt trong cách trò chuyện với khách hàng để họ không cảm thấy khó chịu khi lúc nào câu trả lời họ nhận được cho thắc mình của mình cũng là những câu “dập khuôn”, cứng nhắc được lập trình sẵn cho Chat bot.

5. Influencer Marketing

Influencer Marketing  là một phương thức truyền thông truyền miệng tập trung vào việc sử dụng những người có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng mạng để khuếch đại thông điệp thương hiệu của bạn đến một thị trường lớn hơn. 

Những người có ảnh hưởng có thể là những người nổi tiếng được nhiều người biết đến như ca sĩ, diễn viên có tên tuổi hoặc có lượng người theo dõi lớn trên các kênh mạng xã hội. Họ có thể giúp quảng bá về doanh nghiệp hoặc sản phẩm của bạn thông qua các kênh xã hội của chính họ một cách chân thật nhất để dễ kết nối với khách hàng hơn. 

  • 63% người tiêu dùng tin tưởng ý kiến ​​của những người có ảnh hưởng về sản phẩm hơn nhiều so với những gì thương hiệu nói về họ
  • 58% người đã mua một sản phẩm mới trong sáu tháng qua do lời giới thiệu của người có ảnh hưởng

Vì vậy, sử dụng Influencer ngày càng trở thành xu hướng cho các doanh nghiệp trong các chiến dịch Digital Marketing của họ.

Kết

Thay đổi và thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của thị trường là điều vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Digital Marketing sẽ là chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển và đến gần hơn với khách hàng trong thời đại số hiện nay. Hãy tận dụng và nắm bắt những xu hướng mới để giúp chiến lược Digital Marketing của bạn thành công hơn nữa.

Tham khảo thêm một số bài viết hữu ích của ColorMedia dưới đây:

Digital Marketing - Marketing Trends năm 2020-2021

Video Marketing và những số liệu có thể bạn chưa biết?

Video Marketing trên mạng xã hội - Chiến lược để thành công

Hoàng Dũng

Anh Hoàng Dũng là người đặt nền móng cho ColorMedia và cũng là một trong những người góp phần thay đổi tư duy làm phim Doanh nghiệp.

Xin chào!

Đăng ký ngay để cập nhật tin tức và kiến thức về TVC - Phim quảng cáo mới nhất!

Nhận tư vấn Video Marketing với ColorMedia

Bài viết khác